HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ

Trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng là niềm hy vọng của gia đình và là tương lai của xã hội. Nếu được chăm sóc, giáo dục đúng đắn thì trẻ sẽ trở thành người con ngoan của gia đình, người dân có ích cho xã hội. Ngược lại nếu không chăm sóc giáo dục trẻ kịp thời và sai lệch có thể trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi gia đình, đối với ngành học mầm non và đối với mỗi quốc gia.

Trong những năm gần đây hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe trẻ trong các trường mầm non đã nhận được nhiều sự quan tâm của gia đình, xã hội. Chăm sóc nuôi dưỡng – giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm và giữ vị trí vô cùng quan trọng, chăm sóc nuôi dưỡng nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho trẻ giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể chất, trẻ khỏe mạnh, thông minh.

Nhiệm vụ của trường mầm non là: “Tiếp nhận, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi”. Các bé khi đến trường còn chưa biết đi, chưa biết nói, mọi sinh hoạt ban đầu hoàn toàn nhờ vào cô giáo. Nhiều phụ huynh khi đưa con đến trường còn vô cùng lo lắng, không biết các cô giáo mầm non có chăm sóc con mình được chu đáo được hay không. Đặc biệt là với các bé biếng ăn các bậc cha mẹ không tránh khỏi những băn khoăn trăn trở, đang giờ làm việc cũng tranh thủ đến xem con có khóc không, ăn có được nhiều không? Những trăn trở của họ, chúng tôi – những cô giáo mầm non đều thấu hiểu và thông cảm. Để các bậc cha mẹ yên tâm công tác, chúng tôi đã thực sự vừa là cô giáo, vừa là người mẹ hiền, dạy trẻ biết đi đứng, dạy trẻ nói điều hay lẽ phải, dỗ dành trẻ ăn hết xuất, ru cho các bé ngủ ngon giấc. Chúng tôi, những cô giáo mầm non chỉ ước mong làm sao nuôi cho các bé khoẻ, dạy cho các bé ngoan, mở ra trước mắt các bé một thế giới đầy kỳ thú để các bé thoải mái tìm tòi và khám phá, tạo cho các bé các sân chơi để các bé có dịp trải nghiệm những gì bé được cô dạy ở trường và cả những gì bé tự khám phá được. Những gì các bé làm được là một món quà quý giá mà các bé tặng cho chúng tôi. Tâm huyết là thế nhưng trên thực tế trường mầm non Nam Mẫu còn gặp muôn vàn khó khăn trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Trường được thành lập từ năm 2003, các lớp được phân bố ở các thôn bản, hầu hết phòng học là nhà tạm, nhà mượn, trang thiết bị bên trong hầu như không có gì. Trong khi đó nhu cầu gửi trẻ đến trường mầm non lại rất lớn vì vậy nhà trường phải huy động phụ huynh làm nhà tạm và mượn phòng học của các nhà văn hoá thôn bản, phòng học của các trường tiểu học trên địa bàn. Đến nay nhà trường được đầu tư phòng học kiên cố từ chương trình kiên cố hoá trường lớp học. Nhà trường đã từng bước khắc phục những khó khăn đó, cùng với các ban ngành đoàn thể và nhà trường đang xây dựng thêm phòng học, bếp ăn và các công trình vệ sinh, mua sắm thêm được một số trang thiết bị phục vụ dạy và học, sân chơi ngoài trời ở điểm trung tâm và một số điểm phân trường lẻ đã có đồ chơi. Xây dựng cơ sở vật chất ở trường mầm non có một vai trò, vị trí quantrọng, nó là nền tảng, là cơ sở vững chắc để nuôi dạy các cháu, là phượng tiện để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ.

Giáo dục mầm non là một bậc học đòi hỏi có nghệ thuật khoa học khác với các bậc học khác. Vì vậy, trước hết người cán bộ quản lý phải có sự năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức lối sống tốt. Chủ động trong công tác chỉ đạo chuyên môn, chất lượng giáo dục trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch một cách khoa học và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kế hoạch. Tham mưu tích cực với các cấp lãnh đạo để mua sắm, bổ sung đầy đủ các trang thiết bị mầm non, đồ dùng dạy học. Chỉ đạo thực hiện đúng chương trình, chế độ sinh hoạt theo quy định từng độ tuổi phù hợp với chủ đề, chủ điểm. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, khảo sát chất lượng trẻ đúng quy trình. Chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn. Chỉ đạo đội ngũ luôn học tập không ngừng nâng cao phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nắm bắt kịp thời các thông tin đổi mới về phương pháp giáo dục góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong Trường mầm non, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”

Chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non chú trọng đặc biệt đến chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục.
+ Chăm sóc nuôi dưỡng: Giáo dục cho trẻ biết được một số hành vi trong ăn uống, thao tác vệ sinh cá nhân. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường. Giữ gìn môi trường sinh hoạt, dụng cụ ăn uống, đồ dùng, đồ chơi của trẻ của trẻ sạch sẽ để phòng chống một số bệnh do virut gây ra, dễ lây lan và gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Đảm bảo tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết, Rubella và các bệnh theo mùa cho trẻ.
Chỉ đạo triển khai rộng rãi mô hình “Giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng”, chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, góp phần hình thành nền nếp, thói quen tốt, hành vi văn minh có lợi cho sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ. Chú trọng khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngừa các đại dịch, thường xuyên kiểm tra nguồn nước, diệt muỗi, hợp đồng với những công ty cung ứng thực phẩm sạch. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm/trẻ.
+ Chăm sóc giáo dục: Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường giáo dục toàn diện cho trẻ, tổ chức cho trẻ trải nghiệm khám phá các hoạt động để phát huy tính tích cực của trẻ.
+ Công tác truyền thông: Tuyên truyền cho các phụ huynh đưa đón cho đến lớp đúng giờ, thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học.
Để chăm sóc và giáo dục trẻ có hiệu quả, các bậc cha mẹ cũng như các cô nuôi dạy trẻ cần phải dựa vào những quy luật phát triển tâm, sinh , lý của trẻ ở từng giai đoạn. Quy luật phát triển tâm sinh lý ở trẻ ở từng giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn, lứa tuổi trẻ có nhu cầu, hoạt động ăn ngủ khác nhau nên trẻ có chế độ sinh hoạt khác nhau. Khi xây dựng và thực hiện chế độ sinh hoạt của trẻ cần quán triệt quan điểm tích hợp, lấy hoạt động chủ đạo của trẻ ở từng giai đoạn, lứa tuổi làm trung tâm
Hàng ngày đến lớp, các bé sẽ được vui chơi, học tập. Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ mầm non, năng động sáng tạo và tâm huyết với sự nghiệp. Để các bé phát triển toàn diện về các mặt: Đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ và năng lực hoạt động, nhà trường thực hiện đúng mục tiêu và chương trình đổi mới phương pháp giáo dục của Bộ giáo dục quy định tạo nền tảng vững chắc cho các bé sẵn sàng tư thế bước vào bậc tiểu học.

Việc phân ra các góc lớp với các chủ đề khác nhau sẽ giúp trẻ hiểu từng chủ đềvà thích thú tham gia vào hoạt động học và phù hợp với mọi lứa tuổi của trẻ mầm non. Hàng ngày đến lớp bé được giao tiếp với bạn bè, cô giáo với các tính cách đa dạng sẽ giúp bé học được nhiều điều mới lạ. Bé được khám phá, trải nghiệm với thế giới xung quanh. Hàng ngày đến lớp các cháu được tham gia vào các hoạt động học, hoạt động vui chơi
0424b435b5d45b8a02c5 e9e5e2cbe32a0d74543b ed60f972f89316cd4f82